Vai trò của OEE đối với doanh nghiệp
TPM (Total Productive Maintenaince) được biết đến như một công cụ bảo trì năng suất toàn diện cho doanh nghiệp. Mục đích của việc thực hiện TPM là nhằm tối ưu hóa hiệu suất thiết bị thông qua quá trình bảo trì liên tục trong suốt vòng đời của thiết bị đó, cải thiện năng lực sản suất và góp phần nâng cao ý thức của công nhân vận hành cũng như sự hài lòng trong công việc.
Trong các bước thực hiện TPM tại doanh nghiệp, việc đánh giá chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) luôn được đặc biệt chú trọng. Nói một cách đơn giản thì OEE chính là thước đo hiệu suất thiết bị và năng suất tại nhà máy. Các yếu tố như tính sẵn sàng, tỉ lệ hiệu suất và tỉ lệ chất lượng đầu ra của một thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất được OEE phản ánh thông qua các số liệu về thực trạng sản xuất trên thực tế so với dự kiến.
OEE là nhân tố trung tâm của TPM, mặc dù vai trò của OEE đối với doanh nghiệp là không giống nhau. Việc đo lường giá trị OEE rất có ích trong việc xác định các nguồn gây tổn thất đến hiệu suất tổng thể. Dựa vào việc đánh giá chỉ số này, nhà sản xuất có thể tìm ra nguyên nhân và vị trí gây tổn thất, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và tiếp tục giám sát cho đến khi hiệu suất tổng thể được cải thiện.
Tiềm năng của OEE đã được thể hiện rõ nét trong quá trình sản xuất ô tô của Toyota từ những năm 1980. Đến nay, OEE vẫn tiếp tục được sử dụng như một chỉ số đo lường tiêu chuẩn cho ngành sản xuất ô tô với bất kì chủng loại và kích cỡ nào trên toàn thế giới.
Cách tốt nhất để nhận biết vai trò của OEE là một thước đo để đo lường hiệu suất sử dụng thiết bị. Khi bạn nhìn vào một dây chuyền sản xuất, có hàng trăm biến có thể ảnh hưởng đến chỉ số này, tuy nhiên với OEE, bạn có thể định lượng chúng thông qua các chỉ số thành phần như: Tỉ lệ hiệu suất thiết bị (Performance efficiency), tính sẵn sàng của thiêt bị (Availability) và tỉ lệ chất lượng của sản phẩm (Quality).
Làm thế nào để bạn nhận biết được việc OEE đã phản ánh hiệu suất hoạt động của thiết bị ra sao? Nhìn chung, bằng cách tách biệt các chỉ số thành phần và cải thiện chúng theo hướng tích cực, bạn sẽ thấy được hiệu quả của việc áp dụng TPM thông qua phản ánh từ chỉ số OEE trước và sau khi áp dụng.
Thêm vào đó, thông qua việc xác định được mức hiệu suất hoạt động tối ưu của thiết bị, đánh dấu được các khu vực cần cải thiện và đưa ra quyết định cải tiến quy trình sản xuất một cách hợp lý, bạn có thể cải thiện các chỉ số thành phần của OEE một cách liên tục cho đến khi các chỉ số đó đạt mức tối ưu. Càng cải thiện thì lợi nhuận càng cao hơn và chi phí sản xuất càng thấp hơn. Nói cách khác, OEE không chỉ là một phép tính – đó là một chiến lược lâu dài.
OEE được sử dụng tốt nhất khi tập trung vào một thiết bị duy nhất hoặc dây chuyền sản xuất duy nhất. Nó không giúp ích nhiều khi tính toán cho toàn bộ nhà máy, vì khi đó OEE chỉ có thể cung cấp cho bạn một giá trị về hiệu suất thiết bị và không đem lại nhiều thông tin. Bằng cách xác định OEE của một thiết bị hoặc một dây chuyền cụ thể, bạn có thể so sánh chi tiết về tỉ lệ hiệu suất thiết bị, tính sẵn sàng và tỉ lệ chất lượng sản phẩm, từ đó có thể đưa ra các biện pháp vừa hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế vừa có thể nhanh chóng khắc phục sự cố và đưa thiết bị vào hoạt động trở lại.
Theo Văn phóng NSCL biên dịch
Leave a Reply